Chào 2022: Taxi Nội Bài Group cất cánh cùng các chuyến bay

Taxi Nội Bài Group – Hàng không, ngành vốn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 được dự báo sẽ là ngành bật tăng trở lại mạnh mẽ trong năm 2022.

Hàng không 2022: Thắt dây an toàn, sẵn sàng cất cánh

Thời điểm tháng 6-7/2021, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM, Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phía Nam, Cục Hàng không đã ra quyết định dừng các đường bay nội địa chở khách, chỉ một số đường bay được khai thác ở tần suất tối thiểu 1 chuyến/ngày.

Việc tạm dừng bay nội địa là không mới đối với các hãng hàng không, khi 2021 đã là năm thứ hai COVID-19 diễn biến phức tạp, tuy nhiên đây là giai đoạn số lượng chuyến bay của các hãng giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch khởi phát. Số liệu thống kê cho thấy, quý 3/2021 khách nội địa giảm 97,1% so với cùng kỳ, chỉ đạt 331.000 khách, luỹ kế 9 tháng đầu năm giảm 28,8% so với cùng kỳ xuống 27,1 triệu khách.

Trong khi đó, bay quốc tế vẫn “đóng băng” kể từ đợt bùng phát dịch đầu tiên ngoại trừ các chuyến bay đưa công dân về nước hoặc chở chuyên gia nước ngoài do đó 9 tháng đầu năm khách quốc tế giảm 91% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 238.000 khách.

Hàng không 2022: Thắt dây an toàn, sẵn sàng cất cánh ảnh 1
Thị phần các hãng hàng không từ 2017 đến hết tháng 11/2021. (Nguồn (VCSC, CAAV)

Trong số các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways, chỉ có Bamboo Airways là hãng có sự tăng trưởng về số chuyến bay với mức tăng 5,9% so với cùng kỳ, Vietnam Airlines giảm 40,7% và vẫn đứng đầu với 48.665 chuyến.

Ảnh hưởng của dịch bệnh đến hoạt động bay của các hãng hàng không khiến tình hình tài chính của các hãng bay gặp khó khăn. Tính đến giữa năm 2021, khoản nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của 3 hãng bay lớn nhất đã lên đến 36.000 tỷ đồng, trong đó Vietnam Airlines chiếm hơn 66%.

Thời điểm này, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vietnam Airlines thậm chí phải đối mặt với rủi ro kiện tụng pháp lý với số nợ quá hạn quá cao, đứng bên bờ vực phá sản. Ngay sau đó, kế hoạch “giải cứu” Vietnam Airlines đã được triển khai.

Hàng không 2022: Thắt dây an toàn, sẵn sàng cất cánh ảnh 2

Hàng không là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề và trực tiếp nhất do đại dịch, nên việc hồi phục trở lại gần như phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình kiểm soát dịch bệnh khi số ca tử vong, trở nặng giảm, tỷ lệ tiêm vaccine tăng và Chính phủ nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, triển khai gói kích thích kinh tế quy mô lớn.

Số liệu của Bộ Y tế cho biết, tính đến 27/12/2021, Việt Nam đã tiêm chủng hơn 146 triệu liều vaccine phòng COVID-19 và trở thành 1 trong 63 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới đã bao phủ 2 mũi tiêm chủng vaccine cho ít nhất 70% dân số.

Tính về số liều vaccine đã được tiêm, Việt Nam xếp thứ 8 trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Mexico, Pakistan, Đức.

Với việc xác định “sống chung với dịch” trong bình thường mới, giữa tháng 9/2021, Bộ Giao thông vận tải đã trình Chính phủ phương án nối lại hoạt động hàng không nội địa và quốc tế với 4 giai đoạn cụ thể mở ra cơ hội các đường bay nội địa có thể trở lại mức trước đại dịch vào đầu 2022, hàng không quốc tế sẽ trở lại hoạt động bình thường kể từ quý 3/2022.

Theo dự báo của Công ty Chứng khoán VNDIRECT, hàng không Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ kể từ 2022, bằng 111,2% so với mức năm 2019 trong khi khách quốc tế đến Việt Nam sẽ phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch trong năm 2024 (bằng 109,2% so với 2019). “Hộ chiếu vaccine đóng vai trò quan trọng cho sự khởi động lại an toàn của hàng không quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách đi lại dưới sự kiểm soát của Chính phủ về xét nghiệm và tiêm chủng vaccine, cùng với độ phủ vaccine lớn của các thị trường hàng không quốc tế của Việt Nam”, VNDIRECT cho biết.

Hàng không 2022: Thắt dây an toàn, sẵn sàng cất cánh ảnh 3

Tương tự, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng đưa ra dự báo lạc quan khi cho rằng tổng sản lượng nội địa của 2 hãng hàng không là Vietnam Airlines và Vietjet sẽ đạt 82% về con số trước dịch COVID-19 vào năm 2022. “Chúng tôi cho rằng sự phục hồi vào năm 2022 sẽ chủ yếu được thúc đẩy bởi tỷ lệ tiêm chủng cao ở các trung tâm giao thông trọng điểm và nhu cầu đi lại tăng sau khi các hạn chế được nới lỏng”, báo cáo của VCSC nêu.

Về vận tải hàng không quốc tế, theo nhận định của VCSC, hàng không quốc tế có khả năng phục hồi ổn định năm 2022 và phục hồi hoàn toàn vào năm 2026.

Ngày 1/1/2022 các chuyến bay thương mại quốc tế được nối lại. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam chính thức phê duyệt kế hoạch nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ sau khi các chuyến bay này bị tạm dừng vào tháng 4/2020. Khách quốc tế đã tiêm chủng đầy đủ khi đến Việt Nam sẽ chỉ phải cách ly tại nhà/nơi lưu trú trong 3 ngày trong khi trước đó, khách quốc tế phải được cách ly tại các cơ sở được chỉ định.

GS.TS Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng cho biết, cần sớm mở lại đường bay quốc tế để duy trì lợi thế cạnh tranh, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hàng không. Việc này không chỉ cần thiết với sự hồi phục của ngành hàng không mà còn là vị thế của Việt Nam và sự phục hồi của toàn bộ nền kinh tế.

Hàng không 2022: Thắt dây an toàn, sẵn sàng cất cánh ảnh 4

Hàng không 2022: Thắt dây an toàn, sẵn sàng cất cánh ảnh 5

Ngành hàng không được đánh giá sẽ phục hồi sau đại dịch tuy nhiên vẫn có những khó khăn phải đối mặt liên quan đến giá nhiên liệu, khó khăn tài chính vì vậy, mức độ phục hồi, tăng trưởng sẽ phụ thuộc nhiều vào kế hoạch của từng hãng.

Theo VNDIRECT, bên cạnh nỗ lực cắt giảm chi phí, Vietjet đã chủ động thanh lý tài sản nhằm cải thiện dòng tiền, ứng phó với đại dịch. Hãng có kế hoạch nhận thêm nhiều máy bay trong giai đoạn 2021-2023, do đó VNDIRECT tin rằng Vietjet có thể nắm bắt được sự phục hồi của hàng không Việt trong giai đoạn hậu đại dịch.

Với Bamboo Airways, theo VNDIRECT, với kế hoạch mở rộng đội bay và khai trương nhiều đường bay mới, Bamboo Airways sẽ có triển vọng phục hồi và tăng trưởng mạnh sau đại dịch.

Hàng không 2022: Thắt dây an toàn, sẵn sàng cất cánh ảnh 6Năm 2021 Bamboo Airways đã để lại dấu ấn tiên phong với nhiều đường bay lần đầu tiên được khai thác trong lịch sử ngành hàng không như đường bay thẳng TP.HCM – Điện Biên, đường bay thẳng Hà Nội – Rạch Giá. Lãnh đạo Bamboo Airways từng cho biết mục tiêu dài hạn là từ 2 tỉnh bất kỳ của Việt Nam đều có đường bay của Bamboo Airways kết nối, hành khách hoàn toàn có quyền trông đợi thêm vào những đường bay “chưa từng có” sẽ được Bamboo Airways khai thác.

Trong khi đó, Vietnam Airlines dự kiến bán 11 máy bay do khó khăn về tài chính, điều có thể sẽ làm giảm tiềm năng tăng trưởng của hãng khi ngành hàng không bước vào giai đoạn phục hồi. Việc phát hành tăng vốn thành công, huy động được 8.000 tỷ đồng và vay 4.000 tỷ đồng lãi suất 0% cũng được đánh giá chỉ giúp cải thiện khả năng thanh toán ngắn hạn.

Bài viết khác nên xem

Dịp 30/4 - 1/5 kéo dài bốn ngày nên nhu cầu đi lại tăng, đẩy giá vé máy bay đắt Read more

Xe nội bài

Chào đón mùa du lịch và kỳ nghỉ 30/4 - 1/5 năm nay. Taxi nội bài group tung chương trình Read more

Taxinoibaigroup - Cơ quan Du lịch Nga đánh giá về các điểm đến du lịch an toàn trong bối cảnh Read more

Taxi noi bai

Taxi nội bài - Cho ý kiến về dự thảo mở cửa du lịch, Bộ Y tế đề nghị hành Read more

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *